Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hà Nội “cất cánh” từ nguồn lực văn hóa

Thứ Hai 20/03/2023 | 10:53 GMT+7

VHO- Sở hữu nguồn lực văn hóa dồi dào, Hà Nội có thế mạnh và niềm kiêu hãnh bản sắc mà hiếm nơi nào có được. Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” được tổ chức vào ngày 21.3 tới đây sẽ là diễn đàn quan trọng để các nhà quản lý, chuyên gia và giới nghiên cứu khoa học cùng nhìn nhận, bàn thảo về những giá trị riêng có của kho tàng văn hóa của truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến gắn với sự phát triển, “cất cánh” của Thủ đô trong tương lai.

 Văn hóa được xem là nguồn lực quan trọng để Hà Nội phát triển “cất cánh”

 Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” được tổ chức nhằm thực hiện các Nghị quyết của BCH Trung ương và Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nguồn lực hàng đầu là văn hóa

“Phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với các nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại… là mục tiêu quan trọng của hội thảo”, bà Hằng nhấn mạnh. Mặc dù thường xuyên được nhắc đến trên truyền thông và các diễn đàn nhưng dường như những đặc tính, giá trị văn hóa Thăng Long- Hà Nội hiếm hoi được định lượng, nhận diện đầy đủ, rõ ràng. Hội thảo sẽ quy tụ nhiều học giả, chuyên gia uy tín nhằm xác định rõ nội hàm cũng như những đặc tính và giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Từ đó, xác định vấn đề khoa học và thực tiễn về các nội dung văn hiến, văn minh, hiện đại trong quá trình phát triển Thủ đô; đề xuất giải pháp phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Từ nhiều góc nhìn, các diễn giả sẽ cùng tiếp tục làm rõ các luận cứ khoa học và thực tiễn trong huy động, sử dụng, phát huy nguồn lực giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội và định hình về triết lý phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. “Khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, coi văn hóa là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội sẽ là điểm nhấn tại hội thảo khoa học này”, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết. Hội thảo dự kiến có sự tham dự của gần 300 đại biểu. Chủ trì hội thảo có lãnh đạo Bộ VHTTDL, lãnh đạo Thành ủy, các chuyên gia, nhà khoa học uy tín. Đặc biệt, hội thảo mời một số chuyên gia quốc tế nghiên cứu về văn hóa Việt Nam như: GS.TS Philippe Papin, chuyên gia Việt Nam học tại Trường Cao học Thực hành Paris, giáo viên thỉnh giảng tại ĐH KHXH&NV; GS Momoki Shiro, ĐH Quốc gia Osaka, Nhật Bản, giáo viên thỉnh giảng tại ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Gợi mở những ý tưởng

Không chỉ nhận diện, tiếp tục làm rõ thêm nội hàm “văn hiến - văn minh - hiện đại”, các ý kiến tại hội thảo cũng sẽ đưa ra các ý tưởng gợi mở về xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai. Hội thảo xác định 4 nội dung lớn: Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; Nguồn lực văn hóa Thăng Long - Hà Nội; Hà Nội - Thủ đô di sản, Thành phố sáng tạo, khát vọng phát triển; Các điều kiện, nhiệm vụ, giải pháp huy động huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Nhiều tham luận chất lượng đã được các học giả, chuyên gia gửi đến BTC hội thảo như: Nhận diện văn hóa Hà Nội (nghĩ về cách tiếp cận) của PGS.TS Phạm Quang Long; Nhận diện các nguồn lực văn hóa của Thủ đô Hà Nội và giải pháp phát huy các nguồn lực văn hóa nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” của PGS.TS Phạm Duy Đức; Nhận diện văn hóa Thăng Long - Hà Nội truyền thống và hiện đại - nguồn lực cho sự phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” của PGS.TS Lê Quý Đức; Kiểm đếm tài sản văn hóa, chuẩn bị hành trang hội nhập phát triển của TS Nguyễn Viết Chức; Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa- văn minh Pháp của GS.TS Hồ Sĩ Quý… BTC cho biết, ngoài các tham luận, Hội thảo cũng sẽ có phương thức trao đổi, thảo luận tránh sự khô cứng.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, kết quả của Hội thảo sẽ là căn cứ khoa học để các cấp, ngành của TP cụ thể hóa chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành uỷ Hà Nội về việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Chương trình 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025”. “Với cách nhìn nhận khoa học và thực tế, cách tiếp cận về nguồn lực văn hóa và những giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, BTC hội thảo mong muốn sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc hơn, góp phần nhận diện, làm rõ thêm nội hàm của văn hiến - văn minh - hiện đại; cũng như các ý tưởng gợi mở để xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai”, Phó Chủ tịch Hà Minh Hải nhấn mạnh. Đồng thời, lãnh đạo UBND TP Hà Nội bày tỏ mong muốn các cơ quan truyền thông tiếp tục đồng hành nhằm tuyên truyền, định hướng, lan tỏa, góp phần khơi dậy niềm tự hào, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân để cùng chung tay phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực văn hóa cho phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Trong khuôn khổ hội thảo, nhằm giới thiệu, quảng bá một số giá trị văn hóa nổi bật của Thăng Long - Hà Nội, BTC sẽ thực hiện một số không gian trưng bày, gồm: Sản phẩm nghề truyền thống đặc trưng của Hà Nội là gỗ mỹ nghệ, khảm trai, gốm Bát Tràng, tranh Hàng Trống…; không gian trưng bày các ấn phẩm văn hóa của Thủ đô Hà Nội; không gian trưng bày các mũi tên đồng khai quật từ Thành Cổ Loa của Bảo tàng Lịch sử; trình bày và trình diễn bộ sản phẩm mô phỏng Nỏ thần của Vua An Dương Vương… 

HÀ PHƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top