Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đầu tư cho “sức mạnh mềm” trên mảnh đất ngàn năm văn hiến

Thứ Tư 22/03/2023 | 09:29 GMT+7

VHO- Tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” được TP Hà Nội tổ chức ngày hôm qua 21.3, nhiều ý kiến nhấn mạnh, cần tăng mức đầu tư để những tài sản vô giá đã được Hà Nội chắt chiu, nuôi dưỡng qua hơn ngàn năm lịch sử thực sự là “sức mạnh mềm”, tiếp thêm động lực sáng tạo, tạo sức bật cho sự phát triển.

Hi tho có s tham gia ca nhiu nhà qun lý, chuyên gia và các nhà khoa hc

 Dự hội thảo có Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh ThịThủy cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương vàHàNội; đại diện lãnh đạo một số địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học…

Tăng đầu tư cho văn hóa

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đầu tư phát triển, bảo tồn giá trị văn hóa. Hội thảo này tiếp tục làm rõ tư tưởng coi văn hóa là động lực, nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hà Nội được biết đến là “Thành phố di sản”, với quỹdi sản phong phú, đa dạng gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có một di sản văn hóa thế giới (Hoàng thành Thăng Long), 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể… HàNội cũng sở hữu những di sản văn hóa vật thể vô giá, là những dấu tích của thành quách nguy nga, công trình kiến trúc tâm linh, tượng đài, công viên, vườn hoa, sông hồ… và còn là“đất trăm nghề”, với số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước.

“HàNội lànơi lắng hồn núi sông ngàn năm, được biết đến làThủ đô anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người..., thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Đây chính làtài sản vô giá để Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa, tiếp thêm sức sáng tạo cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, góp phần xây dựng Thủđô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Nhiều năm qua, văn hóa là một trong những lĩnh vực trọng tâm được Hà Nội tập trung đầu tư. Thành phố đã dành nguồn lực cho 3 lĩnh vực: Y tế, Giáo dục - đào tạo và Văn hóa (giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo) khoảng 49.200 tỉ đồng. Trong 2 năm 2021-2022 đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo 181 di tích, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 114 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp thành phố. Phát huy nguồn lực từ quỹ di sản văn hóa khổng lồ, Hà Nội cũng dành tới 14.029 tỉ đồng để thực hiện tu bổ, tôn tạo 579 di tích, trong đó ưu tiên cho các di tích đã được xếp hạng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ, cần bảo vệ khẩn cấp, các di tích đã được xếp hạng có giá trị cao, đang xuống cấp các hạng mục gốc, hư hỏng cấu kiện, kiến trúc và di tích cần phát huy điểm đến gắn với phát triển du lịch…

“Đây là cơ hội đặc biệt quan trọng để nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, chuẩn bị các luận chứng khoa học và thực tiễn để xây dựng thể chế, chính sách phát triển, định vị các không gian phát triển, chú trọng đến không gian văn hóa, huy động các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu.

 Bí thư Thành y Hà Ni Đinh Tiến Dũng, Th trưởng B VHTTDL Trnh Th Thy và các đại biu tham quan trin lãm bên l Hi tho

Sức mạnh từ nguồn lực con người

PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, để đạt được mục tiêu đến năm 2045 Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, văn hiến, văn minh, hiện đại, cómức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; ngang tầm các Thủ đô và thành phố hàng đầu trong khu vực, Hà Nội cần tập trung khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực để phát triển Thủ đô, trong đó có nguồn lực văn hóa, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.

PGS.TS Phạm Duy Đức lưu ý tầm quan trọng của nguồn lực con người - nguồn lực đặc biệt trong các nguồn lực văn hóa. Hà Nội là nơi tập trung đội ngũchuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu của đất nước. Trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, Hà Nội cũng lànơi tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ; là nơi có tiềm năng thu hút đội ngũ văn nghệ sĩ quốc tế đến sống và sáng tạo tại Việt Nam; cũng là địa phương có số nghệ nhân văn hóa đứng đầu cả nước. “Nguồn lực con người trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật có tầm quan trọng đặc biệt. Hà Nội là nơi cónguồn lực văn hóa đồ sộ và phong phú này. Đây chính là một lợi thế nhằm phát huy sức mạnh của văn hóa và con người Thủ đô…”, PGS.TS Phạm Duy Đức nhấn mạnh đồng thời cho rằng, trong quá trình hoàn thiện xây dựng Luật Thủ đô, cần bổ sung chính sách thu hút và sử dụng nhân tài nói chung, nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nói riêng, khắc phục tình trạng Hà Nội thì “nuôi”, khi trưởng thành thì chọn nơi khác để phát triển.

Nhiều ý kiến cũng bày tỏ quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Theo PGS Lê Quý Đức, hiện nay, nhiều người từ các nơi khác về Hà Nội vẫn mang tâm lý về Thủ đô để làm ăn, sinh sống, chưa có ýthức xây dựng mình thành người Hà Nội. “Việc giáo dục con cái, thế hệ trẻ trong những gia đình, dòng họ ở Hà Nội đang là vấn đề lớn đặt ra. Đặc biệt, với những gia đình từcác địa phương khác đến Hà Nội, cần coi Hà Nội không chỉlà nơi sinh sống, làm việc, mà còn cần là nơi gắn bó, yêu thương”, PGS Lê Quý Đức bày tỏ.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội nhấn mạnh, yếu tố cốt lõi làm nên “chất” Hà Nội là lối sống tao nhã, cung cách ứng xử thanh lịch - Tràng An đang có biểu hiện phai nhạt trong cơn lốc mở cửa và hội nhập, làm mất đi sức hấp dẫn riêng có của Thăng Long - Hà Nội trong vai trò là một “điểm đến” thân thiện, mến khách... Trong khi đó, thị trường văn hóa cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn văn hóa phẩm độc hại; sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm công nghiệp văn hóa ngoại lai. “Vấn đề đặc biệt quan trọng là việc định hình tư duy, phương thức quản lý văn hóa trong bối cảnh phát triển mới của thời kỳ hội nhập, từ đó giúp các chủ thể văn hóa định hình sản phẩm theo hướng phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; đồng thời, phát huy nguồn lực nội sinh, năng lực sáng tạo trong mỗi người Hà Nội…”, PGS.TS Phạm ThịThu Hương khẳng định.

Trong bối cảnh hiện nay, khi thiết kế sáng tạo được xem là nhân tố quan trọng tạo nên bản sắc riêng để Hà Nội lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai, PGS.TS Phạm ThịThu Hương cho rằng, người HàNội luôn được biết đến lànhững cá nhân linh hoạt, cởi mở và sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới. Đây chính là những thế mạnh, nguồn lực quan trọng trong kết nối quốc tế, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo. “Phát huy nguồn nhân lực văn hóa là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển văn hóa của Hà Nội. Bởi hơn bất cứ nơi đâu, Hà Nội tự hào là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước…”, PGS.TS Phạm Thu Hương khẳng định. 

 Yếu tố cốt lõi làm nên “chất” Hà Nội là lối sống tao nhã, cung cách ứng xử thanh lịch - Tràng An đang có biểu hiện phai nhạt trong cơn lốc mở cửa và hội nhập, làm mất đi sức hấp dẫn riêng có của Thăng Long - Hà Nội trong vai trò là một “điểm đến” thân thiện, mến khách... Trong khi đó, thị trường văn hóa cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn văn hóa phẩm độc hại; sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm công nghiệp văn hóa ngoại lai…

(PGS.TS PHẠM THỊ THU HƯƠNG, Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội)

 

 Hà Nội là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, được biết đến là Thủ đô anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người..., thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Đây chính là tài sản vô giá để Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa, tiếp thêm sức sáng tạo cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, góp phần xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

(Bí thư Thnh y Hà Nội ĐINH TIẾN DŨNG)

 HÀ PHƯƠNG; ảnh: MINH ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top