Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật: Có ai sống được bằng nghề?

Thứ Tư 22/03/2023 | 09:45 GMT+7

VHO- “Công tác lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật (LLPB VHNT) của chúng ta mặc dù thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành quả đáng khích lệ, nhưng phải nhìn nhận rằng, lực lượng làm công tác này còn thiếu và yếu, nên tính định hướng về giá trị thẩm mỹ cũng như tính đấu tranh trên mặt trận VHNT còn hạn chế”…

V kch Khóc gia tri xanh ti Liên hoan Kch nói toàn quc 2021 được đánh giá cao v tính m thut, trang phc, thiết kế sân khu…

Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM Nguyễn Thị Thanh Thúy đã nhấn mạnh như vậy khi đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động 45-CTrHD/TU của BTV Thành ủy TP.HCM về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới.

Vẫn ở tình trạng chung chung

Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu, phát triển trong 15 năm qua, NSƯT Thanh Thúy trăn trở, LLPB VHNT đóng vai trò kết nối giữa nghệ sĩ, tác phẩm, khán giả và đời sống xã hội. Nhưng rõ ràng, LLPB VHNT của TP.HCM trong nhiều năm qua vẫn không thấy nhận thức, nghiên cứu gì mới. Lý luận chưa gắn với thực tiễn và lý giải một cách thấu đáo các vấn đề của đời sống sáng tác; chưa thể hiện tính định hướng, dẫn đường mà vẫn ở tình trạng chung chung, không dám chê và cũng chẳng dám khen, chính vì thế mà chưa có tác dụng đối với đời sống sáng tác cũng như sự tiếp nhận của công chúng và xã hội.

Tình hình nghiên cứu và phát huy vai trò, giá trị của LLPB tại TP.HCM chưa được thể hiện đúng mức, có phần e dè, nể nang với những luận điệu sai trái, những phân tích, đánh giá tác phẩm thiếu khách quan… Tình hình tiếp thu, vận dụng lý luận VHNT nước ngoài vào TP.HCM và Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

Hội đồng LLPB VHNT TP.HCM được thành lập năm 2010. Nhìn nhận những thành quả, Sở VHTT TP cho biết, Hội đồng đã từng bước phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần tích cực cho VHNT phát triển đúng hướng… Bên cạnh đó, nhiều hội thảo, tọa đàm LLPB được tổ chức với các đề tài phong phú, giúp cán bộ làm công tác văn học và lực lượng văn nghệ sĩ có định hướng đúng đắn, từ đó có nhiều tác phẩm VHNT giá trị cao về tư tưởng giáo dục, phục vụ cho công chúng, được Hội đồng LLPB VHNT Trung ương trao giải thưởng. Có thể nói, việc thành lập hội đồng LLPB VHNT cấp thành phố là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực VHNT.

“Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác chưa được thể hiện rõ; chưa nêu bật được tính chuyên nghiệp trong phê bình và vấn đề văn hóa phê bình hiện nay”, bà Thanh Thúy ưu tư.

Theo đó, số lượng người có trình độ và nghiên cứu sâu trong lĩnh vực này còn khá hạn chế và thiếu chế độ đãi ngộ. Tiêu chí đánh giá tác phẩm còn cảm tính, cần có sự đóng góp của nhiều chuyên gia. Cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong phê bình còn hạn chế vì thiếu khung chuẩn mực, tiêu chí đánh giá. Nhiều tác phẩm giành giải cao, nhưng khi bắt đầu dàn dựng lên sân khấu lại rất khó khăn cho đạo diễn.

Có sống được bằng nghề?

Nhiều văn nghệ sĩ bày tỏ, đời sống VHNT trong thời kỳ hội nhập, phát triển hiện nay phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Sự chống phá của các thế lực thù địch với những thủ đoạn, hình thức hết sức tinh vi, gây ra dao động đến tư tưởng, lập trường của một số văn nghệ sĩ; xu hướng giật gân, câu khách, thẩm mỹ lệch lạc; tình trạng “lượng nhiều, chất ít”; một thời gian dài chưa có tác phẩm đỉnh cao phản ánh sinh động, chân thực các thành quả cách mạng và sự đổi mới, phát triển không ngừng của đất nước, con người Việt Nam... Thực tiễn đó đòi hỏi cần có đội ngũ những nhà LLPB VHNT phải sắc về chuyên môn, vững về bản lĩnh, nhạy bén với thời cuộc; cần vai trò kết nối, quy tụ đội ngũ văn nghệ sĩ trên lĩnh vực LLPB VHNT…

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, nguyên Phó Giám đốc Nhạc viện TP.HCM, hiện là Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP đặt vấn đề: “Có ai sống được bằng nghề LLPB và nghiên cứu VHNT hay không? Tôi khẳng định ở Việt Nam hiện nay không có. Để có trình độ LLPB, chúng tôi đã phải học bao nhiêu năm mới có thể đứng vững và viết được. Tôi đơn cử, mới đây tôi có viết một bài LLPB âm nhạc gửi tạp chí chuyên ngành, dài 10 trang, được trả nhuận bút 1,5 triệu đồng, nhuận bút này đã là cao so với mặt bằng chung. Nhưng để có một bài viết như vậy, tôi phải nghiên cứu rất lâu. Gần đây, tôi cũng vừa viết về nhạc Bolero, tôi biết mình sẽ được trả 750 ngàn đồng cho bài viết 15 trang… Nói như vậy để thấy rằng, vì sao hiện nay tại TP.HCM không có người làm LLPB, như tôi là người trẻ nhất làm công tác này thì cũng đã 60 tuổi”.

Theo PGS.TS Mỹ Liêm, công tác tuyển sinh tại cả 3 trường âm nhạc vô cùng khó khăn. “Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế và Nhạc viện TP.HCM đều không tuyển sinh được ngành LLPB âm nhạc, kể cả các trường có ngành LLPB nghệ thuật khác cũng như vậy. Chúng tôi không thể đào tạo các em khi chúng thấy thầy cô cũng không thể sống được bằng nghề. Với một bài viết chục trang, với lượng chất xám và sức lao động, nghiên cứu đầu tư rất cao, chúng tôi được trả chưa đến 1 ngàn đồng cho 1 chữ, thì tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để khuyến khích, động viên thế hệ đi sau”, chuyên gia phân tích.

Phó Giám đốc Sở VHTT Thanh Thúy bày tỏ: “Qua khảo sát đã thấy rõ công tác LLPB VHNT rất khó khăn. Chúng ta cũng đã nỗ lực, nhưng phê bình chưa thể chống chọi nổi với thông tin mạng. Chúng ta cần phải có đánh giá toàn diện, quyết liệt và nhìn thẳng vào những cái yếu của mình… Lực lượng LLPB VHNT hiện giờ cần phải có những cơ chế hỗ trợ, để khi viết một bài LLPB, không sợ bị “đánh” ngược lại. Bên cạnh đó là chế độ, thù lao cho bài viết cũng là điều trăn trở, vì để ra đời một bài LLPB đúng nghĩa, thì tác giả phải dồn cả tâm huyết, sức lực, thời gian để đầu tư, nghiên cứu nhưng nhuận bút được chẳng bao nhiêu… Ngoài ra, lực lượng LLPB trên báo chí cũng rất cần được quan tâm, vì đây là một kênh thông tin quan trọng để định hướng công tác VHNT”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trên địa bàn TP.HCM hiện có 4 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật lớn thuộc Bộ VHTTDL. TP đang được hưởng nguồn nhân lực từ đây, nhưng việc có những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo để có sự tương tác qua lại thì chưa rõ nét. 

THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top