Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ẩn họa khôn lường của bằng lái giả

Thứ Tư 22/03/2023 | 09:52 GMT+7

VHO- Phớt lờ cảnh báo của cơ quan chức năng, thậm chí nhiều đối tượng làm giả giấy phép lái xe (GPLX) đã bị bắt và xử lý hình sự, nhưng tình trạng chào bán GPLX giả vẫn diễn ra nhộn nhịp trên mạng “như chưa hề có cuộc chia ly”.

 Ch cn gõ t khóa làm bng lái xe, trong thi gian 0,43 giây đã cho ra 48.600.000 kết qu, vi vô s li chào mi làm bng gi, bng lái xe không cần thi

Chỉ cần gõ từ khóa “làm bằng lái xe”, trong thời gian 0,43 giây đã cho ra 48.600.000 kết quả, với vô số lời chào mời làm bằng giả, bằng lái xe không cần thi. Điều kiện để được “cấp bằng” vô cùng đơn giản, khách hàng không cần đặt cọc, chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD…), 2 ảnh thẻ 3x4 và một khoản tiền nhất định, trong vòng 3-5 ngày là khách hàng có thể cầm trong tay tấm bằng “hoàn toàn tin cậy”. Thậm chí, trước khi “tiền trao - cháo múc”, khách được quyền kiểm tra thoải mái ở Sở GTVT hoặc quét QR rồi mới phải trả tiền…

Thủ đoạn chung của các đối tượng rao bán bằng lái xe giả là chúng dùng dịch vụ quảng cáo trên Facebook, Zalo để tiếp cận những người có nhu cầu. Sau khi khách hàng gửi thông tin cá nhân, các đối tượng sẽ làm giả toàn bộ hồ sơ chứng chỉ thi sát hạch và giấy phép lái xe rồi chuyển phát đến tay người mua qua đường bưu điện.

Vì chi phí rẻ hơn nhiều so với việc học và thi để có GPLX thật nên nhiều người đã nhắm mắt mua GPLX giả. Chỉ khi bị phát hiện, bị xử phạt, thậm chí bị ngồi tù thì nhiều người mới nhận ra sự đánh đổi này quá đắt.

Chỉ từ tháng 1 đến đầu tháng 3.2023, lực lượng CSGT tại tuyến Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phát hiện liên tiếp các trường hợp tài xế xe trọng tải, xe container sử dụng GPLX giả, tem kiểm định giả để “vượt tuyến”. Trong 9 trường hợp bị phát hiện, 2 đối tượng đã bị cơ quan Công an khởi tố, bắt tạm giam ngày 12.3. Mới đây, vào đêm 14.3, tại Km130 Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), Tổ CSGT số 3, thuộc Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ Cao tốc số 5 (Cục CSGT, Bộ Công an) đã tiến hành dừng xe ô tô đầu kéo biển số 20H-001.56, kéo sơ mi rơ-moóc biển số 20R-010.73 để kiểm tra điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Qua đó, phát hiện GPLX hạng A1, D, FC do Sở GTVT TP.HCM cấp mà tài xế Phùng Văn D (SN 1993, ngụ huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) đang sử dụng nghi làm giả. Đối chiếu với GPLX do tài xế này cung cấp và thông tin trên trang thông tin GPLX không trùng khớp với nhau, đồng thời không có đầy đủ thông tin và dấu hiệu nhận biết của GPLX do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tài xế Phùng Văn D đã thừa nhận hành vi sử dụng GPLX giả để đối phó với các cơ quan chức năng khi điều khiển phương tiện trên quốc lộ.

Không chỉ sử dụng GPLX giả điều khiển phương tiện, nhiều người còn “cả gan” mang GPLX giả đi đổi GPLX thật. Ngày 16.3, Sở GTVT tỉnh Nghệ An thông tin, nhiều người dân gửi hồ sơ đến Sở đề nghị cấp đổi GPLX mới từ loại bằng giấy sang loại bằng thẻ nhựa PET. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng xác định 43 GPLX không do cơ quan quản lý giấy phép lái xe cấp. Đơn vị này đã ra quyết định thu hồi GPLX mô tô hạng A1 với 43 trường hợp do sử dụng GPLX giả.

Theo các cơ quan chức năng, GPLX giả không khó để phát hiện ra. GPLX thật có chữ ký “tươi” nên khi quét lên sẽ giữ được nguyên màu. Còn chữ ký trên GPLX giả là lấy lại từ bản photo. Về vấn đề mã QR code, các đối tượng sẽ lập một trang web giả nên khi quét sẽ hiện lên. Còn GPLX thật muốn tra dữ liệu phải có tài khoản đăng nhập mà chỉ có chuyên viên của Sở GTVT mới có quyền truy cập… Chính vì các chiêu trò tinh vi như thế, nhiều người bị những đối tượng xấu trên mạng lừa và bỏ ra khoản tiền từ 500 nghìn đồng đến 6-7 triệu đồng cho một GPLX giả. Cơ quan chức năng nhiều lần khuyến cáo người dân không nên mua các loại bằng giả bởi sẽ không thể qua mắt được lực lượng chức năng. Cùng với đó, những hình phạt cho việc sử dụng GPLX giả là không hề nhẹ. Theo đó, việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuỳ từng loại phương tiện điều khiển và dung tích xi lanh, người điều khiển phương tiện không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 - 6.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu GPLX giả.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến mức 7 năm.

Hành vi sử dụng GPLX giả là vi phạm pháp luật, đồng thời tiếp tay cho tội phạm làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, việc sử dụng giấy tờ giả còn khiến gia tăng tội phạm, dẫn đến mất an ninh, trật tự. Khi những tài xế xe tải, xe khách bị phát hiện sử dụng GPLX giả, nhiều người không yên tâm khi ra đường, bởi không biết đâu là tài xế “xịn”, đâu là tài xế mua bằng? 

HOÀNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top